Cựu sinh viên K54 Báo chí đoạt giải Cánh diều Bạc

Thứ bảy - 23/01/2021 08:41
Trong Lễ trao giải Cánh diều vàng 2014, phim ngắn “Con đi trường học” của đạo diễn Hà Lệ Diễm (sinh viên K54 Báo chí) đã được trao giải Cánh diều Bạc hạng mục phim ngăn năm 2014.
unnamed (2)
unnamed (2)

Cựu sinh viên K54 Báo chí đoạt giải Cánh diều Bạc 2014

POSTED ON MARCH 18, 2014 BY BETTERCRE

18
Mar [:vi]

Trong Lễ trao giải Cánh diều vàng 2014, phim ngắn “Con đi trường học” của đạo diễn Hà Lệ Diễm (sinh viên K54 Báo chí) đã được trao giải Cánh diều Bạc hạng mục phim ngăn năm 2014.

20b

Đạo diễn trẻ Hà Lệ Diễm

Phim mở đầu với cảnh người phụ nữ lên rừng chặt củi – công việc vất vả nhưng có lẽ quen thuộc đối với người dân tộc vùng cao. Người phụ nữ ấy là Đặng Thị Ngoan, người dân tộc Dao, 28 tuổi, sống tại Bắc Cạn. Chị nhiễm HIV/AIDS từ người chồng nghiện hút (hiện đã mất). Con trai chị là Bàn Văn Chí 5 tuổi may mắn không nhiễm bệnh.

Con đi trường học là chân dung một người phụ nữ rơi vào bi kịch của số phận mà vẫn giữ được sự lạc quan đáng nể phục. Căn bệnh HIV/AIDS trong mình chị như một bản án tử hình treo lơ lửng trước mắt. Vật lộn với sinh kế vất vả là thế nhưng chị vẫn luôn hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn cho đứa con trai. Một cách lặng lẽ, bộ phim gửi gắm nhiều chất vấn về chính sách xã hội đối với các số phận thiếu may mắn.

Trung tâm Hỗ trợ phát triển tài năng điện ảnh, TPD đã phỏng vấn Hà Lệ Diễm sau khi đoạt giải thưởng.

PV: Làm thế nào bạn quen được người phụ nữ trong Con đi trường học và đứa con của chị ấy – những nhân vật chính trong phim của chị? Điều gì khiến bạn quan tâm và muốn làm phim về họ?
Mình quen chị Ngoan từ năm thứ 2 đại học. Lúc đó mình phải viết bài về đề tài phụ nữ và trẻ em nghèo. Chị Ngoan ở gần nhà mình và mình đã viết bài về chị ấy. Mình cũng hy vọng có cơ hội làm phim về chị ấy, nên sau này khi tham gia dự án Social Doc, mình quyết định về Bắc Kạn thực hiện dự định của mình. Điều khiến mình ấn tượng là cách chị ấy sống, cách mà chị ấy nuôi con một mình như thế. Con đường đưa con đi học của chị ấy rất là dài, phải đến mười cây số. Ngày nào cũng đưa con đi như thế, tính ra buổi sáng đi phải 20 cây, buổi tối đi 20 cây nữa là một ngày 40 cây số. Có những hôm đường rừng trơn trượt nữa, chị vẫn phải đi. Chỉ nghĩ những hôm nước lũ to thôi, một mẹ một con cứ lặn lội như thế…

PV: Vì đây là phim tài liệu, đôi lúc phải quay rất lâu mới có chất liệu để thành phim hoàn chỉnh. Phim này bạn quay trong bao lâu?
Mình quay phim này khoảng trong một tháng. Cứ đi đi lại lại giữa Hà Nội và Bắc Kạn khoảng năm, sáu lần mới xong phim. Nhiều khi còn “bùng” học ở trường để về quê quay. Có lần không quay được vì mưa, đất tảo uy sạt xuống, nước lũ dâng lên, đường từ nhà mình vào nhà chị ấy không đi được, hủy mất một đợt về như thế. Sau một tháng quay phim, mình vẫn chưa cảm thấy là có đủ nháp lắm. Sau khi cắt dựng, cũng tạm ổn hơn, nhưng có một số cảnh mình vẫn chưa hài lòng lắm.

21b

Poster “Con đi trường học”

 

PV: Trong quá trình quay phim khi bạn được ở bên cạnh những con người này, tìm hiểu họ, có bao giờ bạn bắt gặp một điều gì, một cảm xúc gì, mà bạn tha thiết muốn được truyền đạt tới khán giả?
Cuộc sống của chị Ngoan rất khó khăn. Trong mùa đông rét mướt lạnh lẽo như thế, hai mẹ con vẫn nô đùa vui chơi với nhau rất vui vẻ. Người dân ở đấy khá ít người tỏ ra kì thị, phần lớn mọi người đến với chị ấy rất là tự nhiên. Mọi người sống lâu quen rồi, có sự hiểu biết gì đấy. Họ vẫn mang đồ đến cho thằng bé. Mọi người vẫn nói chuyện cười đùa rất thân thiện.

PV: Dù phim về một người mẹ nhiễm căn bệnh thế kỉ, nửa đầu phim hoàn toàn không đề cập tới điểm này mà chỉ có những cảnh đời thường của gia đình hai mẹ con. Điều gì khiến bạn quyết định tạo cho bộ phim bố cục này?
Mình muốn người xem thấy được những góc cạnh khác nhau trong cuộc sống của những người có hoàn cảnh đặc biệt. Họ cũng giống như tất cả những người khác. Hoàn cảnh của họ được hé lộ thực sự ở phần sau của phim, để mọi người cảm nhận dân dần.

PV: Ngoài những nhân vật ra, những ai đã giúp đỡ bạn nhiều nhất trong quá trình làm phim?
Gia đình và bạn bè giúp đỡ mình rất nhiều. Mình không đi xe máy hoặc đi bộ được quãng đường đi học của hai nhân vật, nên phải nhờ ba hoặc em trai đưa đi. Hầu như ngày nào ba cũng đưa mình đi từ 4 giờ sáng và chờ mình tới tận 12 giờ trưa. Có một lần, mình quay đến tận tối, đường về nhà vừa tối vừa dốc. Đang rất sợ và tủi thân thì bất ngờ nhìn thấy em trai mình đang soi đèn pin đi đón mình. Nhìn thấy thế thì chỉ muốn khóc thôi. Các anh chị và các bạn TPD cũng ủng hộ và góp ý rất nhiều cho bộ phim của mình.

PV: Bạn có xem nhiều phim, đặc biệt là phim tài liệu không? Nhà làm phim có ảnh hưởng tới phong cách làm phim của bạn?
Mình xem rất nhiều phim tài liệu, ví dụ như phim tài liệu của BBC, một loạt các phim tài liệu hợp thành một chủ đề…. Mình rất thích xem và bị ảnh hưởng bởi những phim đó. Mình thích phong cách phim của Peter Jackson, nghệ thuật mà vẫn ăn khách. Còn Michael Moore, ông ấy rất sắc sảo và mình thích sự gai góc của ông ấy.

PV: Hình ảnh của Con đi trường học rất đẹp. Khi quay bạn chuẩn bị như thế nào cho phương diện này?
Mình sử dụng máy Canon 550D, ống kính rời cho bộ phim. Khi quay, mình chọn gam màu có nhiều màu xanh hơn. Mọi người thường nói phim tài liệu không nên đẹp quá, làm phân tán chú ý vào nội dung. Mình không biết nữa, có thể hình ảnh tự nhiên vốn đã đẹp như thế rồi. Trong quá trình bấm máy, mình hoàn toàn bị cuốn theo nhân vật, không quá chú tâm vào việc lựa chọn khung hình, cỡ cảnh ra sao. Khán giả xem phim đều khen hình ảnh đẹp, mình thì chỉ nghĩ là mình đơn giản đã vận dụng được những thứ được học ở TPD.

PV: Sắp tới bạn có dự định làm phim hay tham gia vào hoạt động điện ảnh khác nào không?
Sắp tới mình sẽ tham gia chương trình làm phim tài liệu mới của TPD. Mình muốn làm phim khắc họa suy nghĩ của những người trẻ về cái cách họ sử dụng đồng tiền họ kiếm được. Hiện tại mình thích đề tài này, nhưng vẫn chưa tìm được nhân vật.

PV: Bạn có điều gì muốn nói với những bạn trẻ muốn làm phim, đặc biệt là những bạn trẻ muốn làm phim tài liệu?
Đối với bản thân chị, làm phim giống như một duyên phận. Trước đây, mình thích làm báo hơn, còn bây giờ lại nghiêng về làm phim tài liệu, con đường có phần khác đi. Làm phim làm mình thay đổi rất nhiều, đặc biệt là cách suy nghĩ và nhìn nhận cuộc sống. Làm phim tài liệu có một cái rất hay: bạn có thể tiếp xúc và khám phá được rất nhiều người. Cho dù những người thân thiết nhất, nhiều lúc bạn cũng phát hiện được những điều mới và thú vị về họ qua ống kính máy. Bạn cũng trở nên mạnh mẽ và bạo dạn hơn, khi phải tiếp cận nhân vật và vấn đề.

Theo Thùy Ca

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây