Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo ngành Báo chí

Thứ sáu - 11/10/2019 02:56
Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông công bố Mục tiêu và Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo ngành Báo chí. Đây là chương trình đào tạo vừa được chỉnh sửa năm 2019.
Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo ngành Báo chí

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

NGÀNH: BÁO CHÍ
MÃ SỐ:7320101


PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1.   Một số thông tin về chương trình đào tạo
- Tên ngành đào tạo:
+ Tiếng Việt: Báo chí
+ Tiếng Anh: Journalism
- Mã số ngành đào tạo: 7320101
- Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân
- Thời gian đào tạo: 4 năm
- Tên văn bằng tốt nghiệp:
+ Tiếng Việt: Cử nhân ngành Báo chí
+ Tiếng Anh:The Degree of Bachelor in Journalism
     - Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
2.  Mục tiêuđào tạo:
Chương trình đào tạo đại học ngành Báo chí đào tạo những cử nhân:
  • Có kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để tác nghiệp trong lĩnh vực báo chí - truyền thông;
  • Có khả năng thực hiện các yêu cầu tác nghiệp trên các loại hình báo chí truyền thông trong thời đại kỹ thuật số, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá;
  • Có khả năng nghiên cứu, giảng dạy về các vấn đề của báo chí truyền thông...;
  • Có khả năng tham vấn, tư vấn về truyền thông cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức.
Sau khoá học, sinh viên có năng lực tốt để làm việc tại các cơ quan báo chí, cơ quan truyền thông, cơ quan đào tạo, nghiên cứu, các tổ chức chính trị, xã hội, doanh nghiệp…, có khả năng tiếp tục học tập, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy kinh nghiệm để trở thành nhà lãnh đạo, chuyên gia trong lĩnh vực báo chí truyền thông.
3.  Thông tin tuyển sinh
  • Hình thức tuyển sinh:Theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.

PHẦN II: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1.Về kiến thức
1.1.Khối kiến thức chung:
- Vận dụng được kiến thức về khoa học Lý luận chính trị trong các hoạt động nghiệp vụ và nghiên cứu;
-  Sử dụng được Ngoại ngữ ở trình độ B1 tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (gồm ngữ pháp và 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết).
1.2. Khối kiến thức theo lĩnh vực
- Áp dụng được các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, thực hành văn bản, tra cứu, quản lý thông tin trong học tập và nghiên cứu;
          - Vận dụng được các kiến thức cơ bản về Khoa học Xã hội và Nhân văn vào trong học tập và nghiên cứu;
          -  Ứng dụng được kiến thức khoa học tự nhiên để phân tích, đánh giá các tư liệu khoa học xã hội, thích ứng với thời đại công nghiệp 4.0.
1.3. Kiến thức khối ngành và nhóm ngành
- Vận dụng được những vấn đề cơ bản, cốt lõi của Luật pháp và Đạo đức báo chí truyền thông trong hoạt động tác nghiệp;
- Vận dụng được vai trò, thế mạnh của các kênh truyền thông đại chúng trong xã hội. Hiểu được các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau và công việc trong ngành công nghiệp truyền thông;
- Vận dụng được mô hình hoạt động của các cơ quan báo chí truyền thông và vai trò, nhiệm vụ của các cá nhân trong tổ chức hoạt động đó;
- Vận dụng sự hiểu biết về các khái niệm và học thuyết cơ bản về truyền thông đại chúng (vai trò của báo chí truyền thông trong đời sống xã hội, chức năng cơ bản của truyền thông, các nguyên tắc về đạo đức báo chí…) để có thể trở thành nhà truyền thông và nhà báo chuyên nghiệp.
1.4. Khối kiến thức ngành
- Vận dụng kiến thức về quyền và trách nhiệm của người làm báo trong xã hội. Hiểu và vận dụng kiến thức về trách nhiệm xã hội, luật pháp, đạo đức của nhà báo – nhà hoạt động chính trị xã hội;
- Vận dụng tốt quan hệ giữa các cá nhân trong quy trình sản xuất sản phẩm truyền thông;
- Vận dụng kiến thức cơ bản về các thành tố và nguyên tắc trong việc thiết kế trình bày báo in, trang website, hay xây dựng chỉnh thể chương trình phát thanh, truyền hình;
- Vận dụng linh hoạt các kỹ năng giao tiếp cơ bản với nguồn tin, đồng nghiệp, ban biên tập, bước đầu có khả năng phối hợp làm việc với nhóm/ êkip sản xuất chương trình/ tác phẩm báo chí, thích ứng với môi trường làm việc nhiều áp lực của toà soạn báo chí.
2. Về kỹ năng
2.1. Kỹ năng chuyên môn
2.1.1. Kỹ năng tác nghiệp nghề báo
  • Kỹ năng sử dụng thiết bị truyền thông
- Có kỹ năng sử dụng thành thạo máy quay phim, máy ảnh, máy ghi âm..., sử dụng các phần mềm xử lý thông tin phục vụ tác nghiệp.
  • Kỹ năng thu thập và thẩm định thông tin
- Có khả năng thu thập, thẩm định, phân tích thông tin bằng các cách thức như phỏng vấn, quan sát, thu thập tài liệu gốc hoặc tài liệu thứ cấp một cách thành thạo. Có năng lực cơ bản trong tìm kiếm thông tin độc lập, tổ chức các cuộc phỏng vấn độc lập để thu thập, phân tích, tổ chức, tổng hợp thông tin (chữ viết, hình ảnh, số liệu) phục vụ cho một chủ đề nào đó.
  • Kỹ năng xử lý và tổ chức thông tin
- Có kỹ năng thành thạo trong xử lý và tổ chức thông tin theo hình thức của các thể loại báo chí, phục vụ viết đăng tải, phát sóng trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử).
  • Kỹ năng biên tập tác phẩm truyền thông
- Có kỹ năng biên tập thành thạo đối với tác phẩm của mình và của người khác theo từng loại hình báo chí và thể loại tác phẩm khác nhau.
  • Kỹ năng thiết kế và Sản xuất ấn phẩm báo chí và sản xuất chương trình phát thanh truyền hình
- Có kỹ năng cơ bản trong việc thiết kế trình bày ấn phảm truyền thông, hoặc xây dựng chương trình phát thanh truyền hình;
2.1.2 Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề
- Có khả năng phát hiện, nhận thức, phản biện, bày tỏ chính kiến về vấn đề đang diễn ra và đề xuất, tiến hành triển khai các hoạt động giải quyết vấn đề liên quan đến chuyên môn.
2.1.3. Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức
- Tìm kiếm, sưu tập tài liệu, phân tích nội dung văn bản... một cách thành thạo;
- Biết cách sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng;
- Bước đầu ứng dụng nghiên cứu trong thực tiễn.
2.1.4. Khả năng tư duy hệ thống
- Kết hợp các kiến thức liên ngành để phát hiện vấn đề, mối tương quan giữa các vấn đề và tìm ra xu hướng phát triển của lĩnh vực nghiên cứu;
- Xác định vấn đề ưu tiên và tìm ra cách giải quyết.
2.1.5. Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
- Có kỹ năng vận dụng linh hoạt và phù hợp các khối kiến thức đa dạng và kỹ năng được trang bị trong quá trình học tập và thực tập nghề nghiệp, khả năng làm chủ kiến thức và kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật của nghề báo;
2.1.6. Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp
- Có khả năng nghiên cứu và đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động báo chí truyền thông;
- Có khả năng chuẩn bị để tiếp tục tự đào tạo, hoặc tham gia các khóa đào tạo nâng cao sau đại học, hoặc các khóa đào tạo ngành gần trong lĩnh vực báo chí truyền thông.
2.1.7. Bối cảnh xã hội và ngoại cảnh
- Đánh giá bối cảnh xã hội và ngoại cảnh liên quan đến chuyên ngành, xác định được vai trò của các cử nhân Báo chí;
- Tận dụng được tiến bộ trong sự phát triển của nghề nghiệp trên thế giới.
2.1.8. Bối cảnh tổ chức
- Hiểu về bối cảnh của tổ chức và thích ứng với yêu cầu công việc trong các mô hình tổ chức khác nhau (toà soạn báo, công ty truyền thông, bộ phận truyền thông của cơ quan chính phủ, phi chính phủ, doanh nghiệp, trường học…) ;
- Vận dụng kết nối bằng truyền thông trong nội bộ tổ chức, góp phần hình thành văn hóa tổ chức, làm việc thành công trong tổ chức.
2.2. Kỹ năng bổ trợ
2.2.1. Kỹ năng tự chủ
- Thích ứng nhanh với sự thay đổi môi trường sống và làm việc. Có kỹ năng hội nhập và học tập suốt đời;
- Sắp xếp kế hoạch công việc khoa học và hợp lý. Kỹ năng làm việc dưới áp lực thời gian và hạn chót của công việc;
2.2.2. Kỹ năng làm việc nhóm
- Chủ động, tích cực trong khi làm việc cùng ekip để sản xuất sản phẩm truyền thông;
- Hiểu được quy trình và các công đoạn sáng tạo tác phẩm truyền thông để phối hợp với các bộ phận chuyên trách các mảng công việc khác nhau.
2.2.3. Kỹ năng giao tiếp
- Có kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp với các cá nhân và tổ chức để phục vụ tác nghiệp báo chí truyền thông.
2.2.4. Kỹ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ
- Có kỹ năng ngoại ngữ chuyên ngành ở mức có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn.
2.2.5. Kỹ năng tin học và công nghệ
- Sử dụng thành thạo các phần mềm thông dụng và các phần mềm chuyên dụng phục vụ tác nghiệp báo chí truyền thông.
2.2.6. Kỹ năng quản lý và lãnh đạo
          - Biết tổ chức, phân công công việc trong nhóm/ đơn vị;
          - Có khả năng tham gia đánh giá hoạt động của cá nhân và tập thể.
3. Về phẩm chất đạo đức
3.1. Đạo đức cá nhân
- Sẵn sàng đương đầu với khó khăn;
- Kiên trì, chăm chỉ, nhiệt tình, say mê sáng tạo;
- Cảm thông, chia sẻ với đồng nghiệp;
- Chính trực, tự tin, linh hoạt, phản biện, sáng tạo.
3.2. Đạo đức nghề nghiệp
- Công bằng, trung thực và trách nhiệm;
- Tác phong làm việc chuyên nghiệp, chủ động, độc lập;
- Có văn hóa ứng xử của phóng viên báo chí/ người hoạt động trong lĩnh vực truyền thông.
3.3. Đạo đức xã hội
- Tuân thủ pháp luật và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước;
- Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc;
- Đấu tranh cho công bằng, dân chủ, văn minh của xã hội;
- Giữ gìn và quảng bá hình ảnh của người phóng viên/ người hoạt động trong lĩnh vực truyền thông.
4. Mức tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập hoặc làm việc trong nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và chịu trách nhiệm đối với nhóm trong lĩnh vực báo chí truyền thông;
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định trong lĩnh vực báo chí truyền thông;
- Tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân trong lĩnh vực báo chí truyền thông;
- Lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lựa, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động trong lĩnh vực báo chí truyền thông.
5. Những vị trí công tác mà người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp:
- Nhóm 1: phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan thông tấn báo chí: Các cử nhân ngành Báo chí có khả năng thực hiện các chức trách phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo, tạp chí, hãng tin, đài phát thanh, đài truyền hình,
- Nhóm 2: chuyên viên, cán bộ phụ trách truyền thông tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp,làm chuyên viên tại các công ty truyền thông, làm nhân viên truyền thông, quan hệ công chúng (PR)…,
- Nhóm 3: làm cán bộ nghiên cứu-giảng dạy tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học về báo chí và truyền thông đại chúng,
- Nhóm 4: làm cán bộ chức năng trong các cơ quan lãnh đạo, quản lý thông tin báo chí hoặc thực hiện các chức trách công tác đòi hỏi sự hiểu biết có hệ thống, cơ bản về lý luận và kỹ năng nghiệp vụ báo chí,
- Nhóm 5: Các cử nhân Báo chí còn có khả năng thích ứng rộng để có thể thực hiện các chức trách công tác tại các cơ quan đơn vị có liên quan đến báo chí và truyền thông đại chúng như các cơ quan văn hoá - tư tưởng, các cơ quan, tổ chức truyền thông vận động xã hội, các bộ phận thông tin tổng hợp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội, các công ty, tổ hợp, tập đoàn, doanh nghiệp kinh tế, thương mại, dịch vụ, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước...
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
          Cử nhân ngành Báo chí có thể tham gia học tập các chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học, chuyên ngành Quan hệ công chúng, và các chuyên ngành gần, chuyên ngành phù hợp khác trong hệ thống các chuyên ngành hiện được phép đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong một số trường hợp đặc biệt xuất sắc, có thể được chuyển tiếp học lên tiến sỹ nếu đạt những yêu cầu theo quy chế đào tạo.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây