Hơn 90% số vụ xâm hại đến từ người nhà
Bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) dẫn lại các báo cáo nghiên cứu cho thấy những con số khủng khiếp về bạo lực với phụ nữ trẻ em gái tại Việt Nam.
Bà Nguyễn Vân Anh (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA). Ảnh: USSH |
Theo đó, có tới 63% phụ nữ Việt Nam từng chịu ít nhất 1 lần bạo lực giới từ chính chồng hoặc người tình của họ. Đáng chú ý có tới 90% trong số họ không nói với ai. "Khi chưa uống xong 1 tách trà, cứ 3 phụ nữ thì có 1 người bị chết bởi chồng hoặc bạn tình. Hơn 90% người xâm hại trẻ em đều là người thân và người quen. Mới đây vụ việc một em bé ở Quảng Ninh bị buôn bán và cưỡng hiếp khiến chúng ta cảm thấy đau xót và bàng hoàng", bà Vân Anh nói.
Theo bà, vấn đề bạo lực giới ở phụ nữ và trẻ em, đặc biệt trẻ em gái hiện nay đang là vấn đề nóng cần được xã hội quan tâm, và báo chí cần đóng vai trò tiên phong. Tuy nhiên, đây là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, bởi vậy nhà báo cần làm thế nào để khi tiếp cận và đưa tin không để họ cảm thấy mình "bị xâm phạm lần thứ 2" là vấn đề cực kì quan trọng.
Bà Vân Anh nhấn mạnh, nhà báo cần tìm và hiểu rõ các kiến thức về bình đẳng giới, bạo lực giới (thực trạng ở Việt Nam và trên thế giới, luật pháp Việt Nam và trên thế giới), đặc biệt lưu ý tới các vấn đề về nhạy cảm giới,... Trong suốt thời gian làm báo và hơn 20 năm hoạt động xã hội tích cực trong lĩnh vực vực thúc đẩy quyền phụ nữ, trẻ em, bà Vân Anh chia sẻ: Cách đặt câu hỏi của phóng viên rất quan trọng, thay vì những câu hỏi mang tính chất đổ lỗi như: Trang phục của chị có quá khêu gợi? Vì sao chị bị đánh?... thì phóng viên nên đặt những câu hỏi mang tính chất mở như: Chị có thể kể lại diễn biến sự việc được không?
Ngoài ra, bà Vân Anh lưu ý với các phóng viên khi đưa thông tin về nạn nhân xâm hại tình dục là trẻ em, phóng viên luôn phải lưu ý ngay cả khi trẻ em đồng thuận với người xâm hại, thì vẫn là phạm luật và không được phép. Để khai thác được thông tin, đồng cảm thôi chưa đủ, người viết phải có kiến thức để đặt câu hỏi cho phù hợp để tránh làm tổn thương hay xâm hại đến nhân vật. Đây là vấn đề mang tính kỹ năng và thông qua sự thực hành lâu dài trong quá trình tác nghiệp, do đó trang bị kiến thức và thực hành là điều các nhà báo cần phải thực hiện để nâng cao nghiệp vụ.
"Nóng" vấn đề đạo đức khi đưa tin
Tham dự buổi tọa đàm, nhà báo Lê Xuân Trung - Phó tổng biên tập Báo Tuổi trẻ cho rằng, ngay cả trong các cơ quan báo chí cũng có tình trạng bạo hành, quấy rối và xâm hại tình dục. Bản thân ông cũng từng tiếp nhận đơn tố cáo của cộng tác viên 3 năm trước.
Theo ông Trung, các vấn đề liên quan tới bạo lực về giới có thể xảy ra ở bất cứ nơi đâu, kể cả trong các cơ quan, tòa soạn báo chí vẫn tồn tại vấn đề này. Từ sự cố đã xảy ra trước đây ở cơ quan, Báo Tuổi trẻ đã xây dựng quy trình khi tiếp nhận CTV, phóng viên trẻ trình tự và nghiệm ngặt. Trong đó, quy định hướng dẫn các bạn xác định mối quan hệ công việc/ cá nhân rõ ràng ở nơi làm việc; Các cuộc họp trong phòng kín không được có mỗi nam và nữ mà phải có từ 3 người trở lên; Chỗ ngồi làm việc của PV trong tòa soạn cũng được thay bằng toàn bộ từ vách ngăn gỗ sang vách kính để mọi người có thể nhìn thấy nhau công khai.
Ông Lê Xuân Trung - Phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ chia sẻ tại buổi tọa đàm. Ảnh: Dân Việt
|
Về vấn đề đưa tin bài liên quan tới chủ đề này, ông Trung cho rằng, các nhà báo cần có kỹ năng tác nghiệp để tránh việc các nạn nhân cảm thấy bị xâm phạm lần thứ 2.
Cũng như nhiều chuyên gia, ông Trung cho rằng, các phóng viên, nhà báo cần đưa tin dựa trên các kiến thức, hiểu biết về bình đẳng giới, bạo lực giới. Các câu hỏi cũng không được mang tính đổ lỗi cho nạn nhân: trang phục gợi cảm? Vì sao bị đánh? Hãy đặt câu mở như thế nào? Chuyện xảy ra như thế nào?...
"Điều quan trọng nhất khi tác nghiệp cần để nạn nhân cảm thấy sự thấu hiểu đồng cảm của chính nhà báo đó với các nạn nhân", ông Trung nói. Là người gắn bó với nghề báo lâu năm, từng xử lý nhiều tin bài liên quan tới bạo lực, bản thân ông Trung cũng cho biết, các phóng viên, nhà báo, cơ quan báo chí hiện nay đang chịu áp lực lớn từ view. Vì vậy, nhiều nhà báo chọn cách viết giật gân, câu view thay vì chất lượng nội dung, hay cách thể hiện nhân vă
Từ phía cơ sở đào tạo báo chí và truyền thông, PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền (Phó viện trưởng Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường ĐHKHX&NV) cho biết: Viện đã tham khảo rất chặt chẽ
Quy ước đạo đức nghề nghiệp của nhà báo gồm 10 điều do Hội Nhà báo Việt Nam ban hành năm 2016, đưa những quy ước này vào chuẩn đầu ra của các CTĐT báo chí và truyền thông; mục tiêu là để đào tạo ra những nhà báo, nhà làm truyền thông vừa giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, vừa vững vàng về các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Trong đó, điều 4 của Quy ước nêu rõ nhà báo phải nêu cao tinh thần nhân văn, tôn trọng quyền con người, không xâm phạm đời tư, không làm tổn hại lợi ích hợp pháp của cá nhân hay tổ chức. “Là một cơ sở đào tạo đề cao các giá trị nhân văn trong đào tạo con người, báo chí Nhân văn là xu hướng của báo chí thế giới và cũng là giá trị mà chúng tôi theo đuổi. Chúng tôi đã và sẽ luôn cố gắng hiện thực hoá giá trị này trong các CTĐT và sản phẩm đào tạo của mình trong hiện tại và tương lai”.
Ông Christian Manhart - Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam cũng đánh giá cao ý nghĩa tọa đàm: "Tọa đàm trực tuyến này là cơ hội tuyệt vời để nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong truyền thông và báo chí, đồng thời là một cách tiếp cận nhằm giảm thiểu bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em. Mọi hình thức truyền thông và báo chí đều có vai trò quan trọng vì đều có sức mạnh thay đổi hành vi và định hướng tư duy của mọi người".