Tham dự hội thảo có PGS.TS Phạm Quang Minh (Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV), ông Peter Girke (Trưởng đại diện KAS tại Việt Nam), ông Hồ Quang Lợi (Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam).
Bên cạnh đó, hội thảo còn có sự góp mặt của các diễn ra là những chuyên gia về báo chí và truyền thông hàng đầu Việt Nam và các nước Đông Nam Á như TS. Bob Iskandar (Giám đốc Liên đoàn Báo chí ASEAN), TS Kalinga Seneviratne – Đại học Chulalongkon (Thái Lan), nhà báo Lê Văn Nghiêm (Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truền thông). TS Tạ Bích Loan (Đài Truyền hình Việt Nam), nhà báo Lê Quốc Minh (Tổng Biên tập báo Vietnamplus, Thông tấn xã Việt Nam), PGS.TS Đặng Thị Thu Hương (Chủ nhiệm Khoa Báo chí và Truyền thông)…
Hội thảo chia làm 2 phiên với chủ đề: Báo chí ASEAN – những sắc thái tương đồng và khác biệt; Những thách thức và cơ hội hợp tác. Các tham luận góp phần khái quát về quá trình hình thành và phát triển của báo chí ASEAN; định vị những nét tương đồng và những sắc thái khác biệt cơ bản giữa báo chí các nước; phân tích về tầm nhìn ASEAN và những thách thức, cơ hội mới cho nền báo chí mỗi quốc gia và cả khu vực; phác thảo về những ý tưởng, mục tiêu và phương thức hoạt động để báo chí toàn khu vực ASEAN phát triển ở tầm cao hơn, hợp tác chặt chẽ hơn vì một Cộng đồng ASEAN thịnh vượng.
|
Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS Phạm Quang Minh nhấn mạnh tầm quan trọng của báo chí và truyền thông trong việc xây dựng ASEAN với đúng tinh thần “Một tầm nhìn, một cộng đồng, một bản sắc”. Hội thảo này là hoạt động ý nghĩa để các nhà khoa học chia sẻ quan điểm, tri thức và tầm nhìn về ASEAN; về vai trò và những đóng góp của báo chí ASEAN với sự phát triển của khu vực. Là trường đại học hàng đầu Việt Nam, Trường ĐHKHXH&NV có trách nhiệm và vinh dự khi được góp phần thúc đẩy quá trình hợp tác chặt chẽ giữa các nhà khoa học và các cơ quan báo chí truyền thông trong khu vực.
|
Đại diện của viện KAS, ông Peter Girke chia sẻ rằng: báo chí và truyền thông là một nội dung lớn và là mối quan tâm trong các chương trình đang triển khai của KAS. Báo chí và truyền thông chính là cầu nối giữa chính phủ, các nhà chức trách với người dân. Điều quan trọng là các cơ quan báo chí phải thể hiện được tính chuyên nghiệp của mình trên cơ sở nền tảng đạo đức báo chí và trách nhiệm. Hội thảo này là dịp để xem xét các góc nhìn khác nhau từ các quốc gia ASEAN về cách thức hoạt động của báo chí truyền thông phục vụ cho cộng đồng và khu vực.
|
Sau phiên khai mạc, các đại biểu đã nghe các tham luận cụ thể như:
– Báo chí ASEAN, tổng quan về lịch sử và những giai đoạn phát triển.
– Xu hướng chính trị của báo chí các nước ASEAN.
– Vai trò của báo chí trong sự phát triển của các cộng đồng ASEAN.
– Truyền thông ASEAN, tư duy khu vực và sử dụng công nghệ mới để tạo dựng tiếng tối toàn cầu.
– Những thách thức đối với báo chí ASEAN trong kỷ nguyên số.
– Nỗ lực của báo chí ASEAN tuyền truyền về ASEAN: góc nhìn của báo “Thế giới và Việt Nam”.
– Hợp tác báo chí các quốc gia trong tầm nhìn ASEAN 2025.
– Về sản phẩm truyền hình cho công chúng đa quốc gia và mô hình ASEAN Children Festival…
Tác giả: Thanh Hà, Trần Minh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn