Ngày 09/05/2023, Hiệu trưởng trường ĐHKHXH&NV đã kí quyết định số 1507 về việc ban hành chương trình Đào tạo ngắn hạn Thủ lĩnh truyền thông do Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông xây dựng. Cụ thể như sau:
1. Thông tin chung về chương trình đào tạo
- Tên chương trình đào tạo: Thủ lĩnh truyền thông.
- Đối tượng đào tạo:
Học sinh Trung học phổ thông trên địa bàn Hà Nội có nhu cầu bồi dưỡng kiến thức cơ bản về trải nghiệm về truyền thông.
- Đơn vị đào tạo: Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ( Trường ĐHKHXH&NV).
- Tên chứng chỉ: Thủ lĩnh truyền thông.
- Thời lượng đào tạo: 105 tiết
2. Mục tiêu đào tạo
- Trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản về truyền thông cùng những ứng dụng cần thiết phục vụ học tập, nghiên cứu, hướng nghiệp và giao tiếp cộng đồng của học sinh.
- Thông qua hoạt động trải nghiệm để khơi gợi cảm hứng sáng tạo và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
- Góp phần lan tỏa những giá trị cốt lõi và khai thác thế mạnh của Trường ĐHKHXH&NV và Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông.
3. Thời gian tổ chức đào tạo
- Khóa đào tạo liên tục trong 10 ngày, mỗi ngày 2 buổi học
4. Khối lượng kiến thức toàn khóa
Tổng số tín chỉ phải tích lũy là 7 tín chỉ (105 tiết), trong đó:
+ Nội dung lý thuyết: 2 tín chỉ (30 tiết)
+ Thực hành và trải nghiệm: 5 tín chỉ (75 tiết)
5. Loại văn bằng được cấp
- Học viên sau khi hoàn thành khóa học và nếu đáp ứng đủ các điều kiện của khóa đào tạo sẽ được cấp chứng chỉ
- Tên chứng chỉ: Thủ lĩnh truyền thông
(Tiếng Anh: Skills for Communication Leader)
6. Nội dung chương trình đào tạo
TT |
Môn học |
Thời lượng |
Nội dung |
-
|
Kiến thức cơ bản về truyền thông
|
15 tiết |
Giúp học sinh định hình những khái niệm cơ bản về truyền thông nói chung, vai trò và ứng dụng của truyền thông phù hợp nhu cầu lứa tuổi. |
-
|
Ảnh và ứng dụng đồ họa trong truyền thông |
15 tiết |
Kiến thức và kỹ năng sử dụng hình ảnh tĩnh/động trong truyền thông; những ứng dụng trong học tập, nghiên cứu và sinh hoạt cộng đồng |
-
|
Sản xuất nội dung video |
15 tiết |
Trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản về quay phim, dựng phim, khai thác ứng dụng kỹ xảo hình ảnh cơ bản đề sản xuất nội dung video clip |
-
|
Tổ chức sự kiện |
10 tiết |
Trang bị cho học sinh một nền tảng kiến thức mang tính thực tiễn cao về quy trình quản lý và tổ chức sự kiện. Cung cấp các kỹ năng cần thiết để xây dựng kế hoạch tổ chức sự kiện chuyên nghiệp. |
-
|
Diễn thuyết, trình bầy trước công chúng
|
10 tiết |
- Trang bị kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thuyết trình trước đám đông. Tạo nền tảng cơ bản để học sinh dám thể hiện ý tưởng của mình theo những hình thức khác biệt. Hướng tới khả năng xử lý tốt trong nhiều tình huống khác nhau. |
-
|
Quản trị hình ảnh cá nhân |
5 tiết |
- Hiểu và phân tích được khung lý luận chung về xây dựng và quản trị thương hiệu thông qua truyền thông.
- Tìm hiểu vấn đề xây dựng thương hiệu trong môi trường truyền thông ở Việt Nam. |
-
|
Kỹ năng truyền thông trong tình huống khẩn cấp |
10 tiết |
- Phản hiện và ứng phó với các tình huống khẩn cấp
- Sử dụng phương thức truyền thông hiệu quả để đối phó với tình huống khẩn cấp
- Phát hiện và ngăn chặn thông tin xấu độc |
-
|
Sử dụng công cụ truyền thông để tìm kiếm cơ hội du học và học bổng |
5 tiết |
- Các công cụ và nền tảng truyền thông phổ biết trong nghiên cứu và đào tạo
- Kỹ năng tìm kiến, liên kiết, chia sẻ và hợp tác truyền thông trong lĩnh vực giáo dục đào tạo |
-
|
Thực hành, thăm quan |
20 tiết |
Thực hành các kỹ năng, nghiệp vụ để xây dựng sản phẩm truyền thông. |
|
Tổng số |
105 tiết |
|
7. Trang thiết bị dạy học
- Sử dụng hệ thống studio chuyên dụng phòng học thông minh, thiết bị dạy học hiện đại nhằm đáp ứng tốt nhu cầu học tập và giảng dạy của khóa học, kết hợp giảng đường/hội trường lớn của Trường ĐHKHXH&NV.
- Thiết bị thực hành cho học sinh: Thiết bị truyền thông đa phương tiện multimedia (camera, máy ảnh, máy tính, bàn dựng phim…)
8. Yêu cầu về giáo viên
- Giảng viên là các chuyên gia trong lĩnh vực giảng dạy truyền thông đại chúng, Quan hệ công chúng, Quản trị truyền thông có trình độ từ Thạc sĩ trở lên.
- Cộng tác viên hỗ trợ là các nhân sự hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực truyền thông, có kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ tinh thông.
9. Tổ chức thực hiện
Các lớp được tổ chức trực tiếp tại Studio của Viện Đào tạo Báo chí Truyền thông. Điều kiện được cấp chứng chỉ như sau:
- Học viên nghỉ không quá 20% thời lượng của khóa học (bao gồm của phần thực hành nghiệp vụ);
- Học viên có đầy đủ bài tiểu luận hoặc thực hành cuối khóa
- Kết quả bài tiểu luận hoặc thực hành kết thúc khóa học đạt từ 05 điểm trở lên.
10. Thông tin liên hệ:
- Tư vấn: cô Diệp Vân
ĐT: 024.35690445 / DĐ: 0988548699; Email:
dvanbc@gmail.com
- Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, phòng 308 nhà C, Trường Đại học KHXH&NV, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Website: sjc.ussh.vnu.edu.vn
- Facebook: Trung tâm Nghiệp vụ Báo chí và Truyền thông (ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN)