Kinh doanh nội dung truyền thông là gì ?

Thứ hai - 30/05/2016 11:05
Kinh doanh nội dung truyền thông là gì ?
Kinh doanh nội dung truyền thông là gì ?
“Kinh doanh nội dung là một điều hiển nhiên trong thị trường báo chí thế giới. Bản chất báo chí, từ cách đây hàng trăm năm, sinh ra là để kinh doanh”. Ông Lê Quốc Vinh, Nhà sáng lập, Chủ tịch Le Bros chia sẻ trong cuộc toạ đàm.

1.     Câu chuyện kinh doanh Nội dung Kinh doanh nội dung. Câu chuyện được mở ra và rất khó khép lại trong 3 tiếng đồng hồ của Talk Sinh viên số 8. Hai vị khách mời gồm Giám đốc kinh doanh MegaMedia, Bà Ngô Thị Cẩm Tú và Chủ tịch Le Bros Lê Quốc Vinh, cùng các vị khán giả đến từ nhiều báo lớn tại Hà Nội đã trao đổi khá cởi mở xung quanh chủ đề mới mẻ này.   Đây quả thực “không phải là một chủ đề dành cho sinh viên”. Đây là câu chuyện của các nhà đầu tư truyền thông, hay chí ít là chủ đề thảo luận của các nhân viên phòng kinh doanh. Điều đó lý giải cho việc có rất đông khán giả đến từ các cơ quan báo chí, và các công ty truyền thông.  
Talk sinh vên số 8 đã thu hút cử toạ gồm cả những nhà báo từ các tờ báo lớn
Talk sinh vên số 8 đã thu hút cử toạ gồm cả những nhà báo từ các tờ báo lớn
Câu chuyện kinh doanh nội dung được Nguyễn Cường, host của chương trình đưa ra khi phác họa một bức tranh toàn cảnh về bối cảnh của kinh doanh nội dung, trong đó, những yếu tố rất quan trọng của kinh doanh nội dung đã được thay đổi. Bà Bà Ngô Thị Cẩm Tú, một doanh nhân khá thành công trong việc bán nội dung cho khoảng 30 đài phát thanh tại Việt Nam, trong đó có VOH, cho biết, muốn kinh doanh nội dung, thì phải biến nội dung thành sản phẩm có thể bán được. Sản phẩm chỉ thực sự trọn vẹn khi có ai đó muốn mua. Theo bà Tú, kinh doanh nội dung thực chất là kinh doanh hiệu quả truyền thông. Có nhiều cách thức kinh doanh nội dung: “Có thể bán nội dung cho nhà đầu tư, nhà tài trợ; sản xuất nội dung cho các đài; hay truyền thống nhất là tìm cách tăng lượng tia-ra của mình lên...”.  
Bà Ngô Thị Cẩm Tú, Giám đốc Kinh doanh MegaMedia tại cuộc toạ đàm
Bà Ngô Thị Cẩm Tú, Giám đốc Kinh doanh MegaMedia tại cuộc toạ đàm
Minh họa cho ý kiến của mình bà Cẩm Tú cho biết: trước đây, MegaMedia đã kí những hợp đồng “may đo” cho từng công ty, từng sản phẩm, ví dụ đối với sản phẩm dầu nhớt BP, công ty của bà thực hiện một nội dung và chỉ bán cho nhẫn hàng này; nhưng khi các khách hàng này ngưng hoạt động, sản phẩm nội dung của công ty cũng không thể sử dụng để bán cho đơn vị khác được nữa.   Bà Cẩm Tú và các đồng nghiệp nhận ra: “Cần tạo ra sản phẩm nội dung mà tự bản thân nó phải có sức sống lâu dài”. Từ đó, họ hướng đến xây dựng một nội dung có thể bán cho nhiều nơi, và đặc biệt là xây dựng ý thức “Sở hữu cộng đồng”. “Nhà sản xuất nội dung chỉ thực sự đạt được “sở hữu cộng đồng” khi tạo được một nội dung, một khung chương trình hướng đến lợi ích thiết thực của cộng đồng. Trước khán giả, nội dung như một con người ổn định, nhờ vậy dễ dàng lấy được niềm tin trọn vẹn nơi công chúng. Khi ấy, khán giả sẽ ủng hộ chương trình vô điều kiện, không phụ thuộc vào việc nhà tài trợ của chương trình đó là ai. Thậm chí, những người yêu mến chương trình còn sẵn sàng cam kết sẽ mua hàng ủng hộ nếu nhà tài trợ “giúp” duy trì chương trình họ yêu thích”.  
Khách mời chụp ảnh cùng khán giả tại trường quay CMP
Khách mời chụp ảnh cùng khán giả tại trường quay CMP
Đối với thông tin nói rằng, báo Tuổi trẻ đang chuẩn bị hợp tác với VNPT trong việc bán tin tức cho khách hàng của nhà mạng này, các khách mời đều khẳng định, việc các đơn vị hợp tác với nhau trong việc phân phối tin tức là bình thường. Tuy nhiên, bán như thế nào, thu tiền ra sao thì còn cần phải quan sát.   Câu chuyện về tạo dựng cộng đồng để kinh doanh nội dung trên đó được đẩy lên khi các thảo luận gợi ý đến việc truyền thông hiện nay nên đi vào việc cung cấp các nội dung chuyên biệt, cho những nhóm đối tượng khách hàng nhỏ, có đặc điểm chung. Hai khách mời đều đồng tình với host khi anh nói rằng: Bên cạnh xu hướng đại chúng hóa thì báo chí truyền thông hiện nay cũng xuất hiện các xu hướng khác, đó là xu hướng chuyên biệt hóa nội dung, chuyên biệt hóa đối tượng, địa phương hóa và cá thể hóa tiếp cận…   Bà Cẩm Tú cho biết, hiện nay MegaMedia có nhiều chương trình, chỉ phục vụ riêng một đối tượng, ví dụ đối tượng là các bác tài xế xe tải. Hiện công ty đang có đến 4 chương trình phục vụ riêng nhóm đối tượng này trên sóng FM của VOH, Vĩnh Long và Đà Nẵng, gồm: An toàn về nhàHành trình an toàn, Bạn hữu đường xa, Vững tay lái trọn niềm vui.   Trong khi đó, ông Lê Quốc Vinh cũng chia sẻ, Le Bros hiện cũng đang ứng dụng mạnh các sản phẩm của mình trên môi trường mạng để phục vụ nhóm công chúng có nhu cầu tiêu dùng hạng sang.  
Cần tập trung xây dựng nội dung kênh truyền thông của mình thành độc đáo và duy nhất.
Cần tập trung xây dựng nội dung kênh truyền thông của mình thành độc đáo và duy nhất.
Để thành công trong việc kinh doanh nội dung,  ông Lê Quốc Vinh bật mí: Nội dung kinh doanh phải liên hệ mật thiết với nội dung cốt lõi của tờ báo, phải luôn xác định cung cấp thông tin là quan trọng nhất, và thông tin đó phải có lợi cho người đọc; Người làm kinh doanh Nội dung phải sở hữu phương tiện truyền thông; Việc tạo dựng và thu hẹp nhóm khách hàng sẽ giúp ta có cơ hội nâng cấp Nội dung và chăm sóc khách hàng tốt hơn; Và cuối cùng cần nhớ, nếu một cơ quan truyền thông chỉ chăm chăm câu view với những nội dung dễ dãi là chạy đua theo những giá trị ảo, cần tập trung xây dựng nội dung kênh truyền thông của mình thành độc đáo và duy nhất. Không khí buổi trao đổi thêm sôi động khi các nhà báo, phóng viên từ nhiều cơ quan lên tiếng tham gia giao lưu. Anh Cát Thành Long, phóng viên báo Thanh Niên đặt câu hỏi thay cho thắc mắc của nhiều sinh viên: “Để xây dựng kênh truyền thông của riêng mình, người trẻ cần làm gì?”.
Khán giả theo dõi nội dung rất tập trung
Khán giả theo dõi nội dung rất tập trung
  Khách mời Lê Quốc Vinh Vinh cho rằng: Người mới làm truyền thông nên duy trì các giá trị “Độc đáo – Nhất quán – Kiên trì – Kết nối (với các hệ thống kinh doanh khác)”. Đã từng chới với ở thời điểm mới ra trường, bà Cẩm Tú đồng cảm: “Các bạn phải có sở thích riêng, và phải theo đuổi sở thích, đam mê của mình. Sáng tạo không phải cái gì từ trên trời rơi xuống rồi thế giới vỡ òa ra đâu, sáng tạo đơn thuần là một góc nhìn khác, một cách tiếp cận và khai thác khác đi mà thôi. Nội dung thì ở khắp nơi, chỉ có điều là mình phải tổ chức như thế nào để người ta muốn mua lại nó mà thôi...”.   2.     Xu hướng kinh doanh nội dung Cũng là một khán giả đến tham dự chương trình, anh Nhật Minh, phóng viên ban Kinh doanh, báo VnExpress chia sẻ ý kiến: “Xu hướng mua banner trên các trang báo đã lỗi thời. Lượng truy cập mạng từ Mobie tăng khủng khiếp trong những năm gần đây, đạt mức tương đương với máy tính. Người làm báo nên suy nghĩ về những dấu hiệu ấy...”   Đồng tình với quan điểm này, ông Lê QuốcVinh cho rằng tương lai lĩnh vực kinh doanh nội dung phải lấy Mobie như trụ cột, kéo các kênh khác theo. Ông Vinh  dự đoán, cuộc cách mạng công nghệ mới sẽ đến vào năm 2015: khi Google triển khai thương mại hóa các sản phẩm công nghệ đình đám như Glass Google và đồng hồ... Theo đó, các nhà làm kinh doanh nội dung nên bắt đầu suy nghĩ xem phải gắn nội dung của mình để khai thác được trên các thiết bị đó như thế nào?   Bà Cẩm Tú cũng đưa ra nguyên tắc cho việc sản xuất nội dung hiện nay đó là: “một nội dung, nhiều kênh truyền tải” . Nếu như trước đây, bạn viết ra một bài báo, đó chính là làm nội dung, nhưng nội dung đó khi gửi đến tòa soạn, nhận nhuận bút từ tòa soạn là cũng kết thúc quá trình bán nội dung. Nghĩa là nó chỉ được dùng 1 lần cho một giá trị vật chất nhất định. Tuy nhiên, hiện nay, chúng ta có thể kéo dài sức sống cho một bài báo, cho một nội dung bằng cách biến hóa cách thể hiện của nội dung đó. Một nội dung, có thể trình bày bằng nhiều cách, trên nhiều kênh với nhiều hình thức thể hiện.    
LÊ LINH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây