Ngành Ngôn ngữ học

Thứ sáu - 06/05/2016 12:53
Ngành Ngôn ngữ học
Ngành Ngôn ngữ học
Ngôn ngữ học không đơn giản chỉ là học ngôn ngữ. Ngôn ngữ học mang tới cho bạn kiến thức lí thuyết, kĩ năng phân tích, khả năng ứng dụng liên quan đến ngôn ngữ loài người nói chung và Tiếng Việt yêu quý của chúng ta nói riêng. Giá trị đó khiến ngành ngôn ngữ học trở nên gần gũi và hữu dụng với thực tiễn nhưng cũng rất thú vị và mới mẻ khi khám phá. Là đơn vị uy tín và là khoa duy nhất của cả nước chuyên về ngôn ngữ học, nơi tập trung nhiều giảng viên và nhà khoa học đầu ngành, Khoa Ngôn ngữ học có sứ mệnh đào tạo các chuyên gia về ngôn ngữ học, Việt ngữ học, ngôn ngữ và văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam cho thị trường trong nuớc và quốc tế. Từ năm 2008, khoa Ngôn ngữ học tuyển sinh hệ trình độ quốc tế. Với hơn 1/2 thời lượng chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và chất lượng đào tạo hướng đến trình độ chuẩn quốc tế, chắc chắn ưu thế lựa chọn nghề nghiệp sẽ thuộc về bạn.

Về chương trình đào tạo

– Tên ngành đào tạo: + Tiếng Việt: Ngôn ngữ học + Tiếng Anh: Linguistics – Mã số ngành đào tạo: 52220320 – Trình độ đào tạo: Đại học – Thời gian đào tạo: 04 năm – Tên văn bằng sau khi tốt nghiệp: + Tiếng Việt: Cử nhân Ngôn ngữ học (Chương trình đào tạo đạt chuẩn Quốc tế) + Tiếng Anh: The Degree of Bachelor in Linguistics (International Standard Program) – Đơn vị đào tạo: Khoa Ngôn ngữ học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Mục tiêu đào tạo

Chương trình đào tạo đại học ngành Ngôn ngữ học đạt trình độ quốc tế:
  • Cung cấp cho sinh viên các kiến thức đại cương về khoa học xã hội và nhân văn; các kiến thức cơ bản về ngôn ngữ học, ngôn ngữ và văn hoá; các kiến thức bước đầu theo hướng chuyên ngành (lí luận ngôn ngữ, ngôn ngữ học ứng dụng, Việt ngữ học, ngôn ngữ và văn hoá các dân tộc thiểu số, v.v), phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và quản lí về ngôn ngữ học, ngôn ngữ và văn hoá.
  • Đào tạo cho sinh viên các kĩ năng nghề nghiệp cơ bản (kĩ năng quan sát, kĩ năng phân tích và tổng hợp, kĩ năng trình bày và soạn thảo văn bản, v.v) và các kĩ năng mềm (kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng sử dụng ngoại ngữ, công nghệ thông tin) cần thiết cho các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.
  • Rèn luyện cho sinh viên bước đầu có khả năng nghiên cứu, giảng dạy, quản lí, tư vấn về ngôn ngữ học, ngôn ngữ và văn hoá; giúp người học có thể tiếp tục học ở bậc thạc sĩ của ngành/chuyên ngành Ngôn ngữ học hoặc các ngành/chuyên ngành liên quan khác.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây