Hội thảo diễn ra với 2 phiên. Phiên thứ nhất diễn ra buổi sáng với chủ đề "Vai trò của truyền thông xã hội" do TS. Bùi Chí Trung chủ trì. Phiên thứ hai diễn ra vào buổi chiều với chủ đề "Nhà báo hiện đại và truyền thông xã hội" do TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền chủ trì. Hội thảo có sự tham gia của nhà báo Hữu Thọ (Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Nguyên Trưởng Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, nay là Ban Tuyên giáo Trung ương); PGS.TS. Vũ Duy Thông (Nguyên Vụ trưởng vụ Báo chí, Ban Tuyên giáo Trung ương, hiện là TBT báo trực tuyến Tầm Nhìn); Nhà báo Lê Quốc Minh (TBT báo VietnamPlus, Thông tấn xã Việt Nam); TS.Tạ Bích Loan (Giám đốc Trung tâm Thanh thiếu niên, Đài truyền hình Việt Nam - VTV6); TS. Nguyễn Thành Lợi (Phó Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ, Hội Nhà báo Việt Nam); TS. Huỳnh Văn Thông (Chủ nhiệm Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG TP Hồ Chí Minh)...
Ngoài ra, Hội thảo thu hút khoảng 500 lượt đại biểu gồm các nhà khoa học, các nhà báo, các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên tham dự.
Trong phiên buổi sáng, sau báo cáo đề dẫn của PGS.TS. Nguyễn Văn Kim (Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội), phát biểu chào mừng của bà Rabea Brauer(Trưởng Đại diện Viện KAS tại Việt Nam), hội thảo diễn ra với 4 báo cáo tham luận của 4 diễn giả.
TS. Lê Thống Nhất (Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Giáo dục Trực tuyến - CED) với tham luận "Truyền thông xã hội với sự lan tỏa tri thức".
PGS.TS. Vũ Duy Thông (Tổng biên tập báo trực tuyến Tầm Nhìn) với tham luận"Cách gì để chung sống với thông tin xã hội".
TS Huỳnh Văn Thông (Chủ nhiệm Khoa Báo chí và Truyền thông, ĐHKHXH & NV Thành phố Hồ Chí Minh) với tham luận "Nhận diện ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến báo chí Việt Nam".
Tham luận với chủ đề "Truyền thông xã hội: Những quan hệ ảo của công chúng thực" của Ths. Nguyễn Thị Kim Nhung (thay mặt nhóm tác giả gồm Nguyễn Quý Thanh, Nguyễn Thị Kim Nhung, đến từ Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội).
Phiên 1 của Hội thảo tập trung thảo luận các vấn đề sau:
- Truyền thông mạng xã hội là một điều không thể tránh khỏi, quan trọng là cách chúng ta đối mặt với chúng như thế nào
- Sự khác biệt giữa truyền thông cổ điển và truyền thông mạng xã hội
- Những ưu điểm (nhanh, cập nhập, đa dạng, dân chủ,…), nhược điểm (thiếu chính xác, thiếu trách nhiệm,…) của truyền thông mạng xã hội
- Tính chính xác trong thông tin ở mạng xã hội => vấn đề tin đồn
- Đạo đức báo chí trong việc đưa thông tin
- Báo chí đối mặt với thời đại mạng xã hội thế nào (báo chí vừa dựa vào, vừa bị suy yếu bởi mạng xã hội. Báo chí phải tương tác thế nào với mạng xã hội)
- Các nhà quản lí cần có quan điểm cởi mở và khuyến khích mạng XH, đồng thời ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực (thông tin phản động, tin đồn gây hậu quả xấu,…)
Phiên thứ hai của hội thảo bắt đầu từ 13h chiều với 3 tham luận của 3 diễn giả bàn về tác nghiệp của nhà báo hiện đại trong môi trường truyền thông xã hội.
TS. Nguyễn Thành Lợi (Phó Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ, Hội Nhà báo Việt Nam) với tham luận "Truyền thông xã hội và sự khủng hoảng niềm tin của công chúng - Trường hợp Hãng Thông tấn AP".
Nhà báo Lê Hoài Nam (Trưởng Ban Multimedia, báo Tuổi Trẻ) với tham luận "Xu hướng phát triển của truyền hình trên internet và kinh nghiệm của báo Tuổi Trẻ".
Nhà báo Lê Quốc Minh (Tổng biên tập báo VietnamPlus, Thông Tấn xã Việt Nam) với tham luận "Kinh nghiệm sử dụng truyền thông xã hội trong hoạt động thu thập thông tin, xuất bản và quảng bá của VietnamPlus".
Phiên 2 của Hội thảo tập trung thảo luận những nội dung sau:
- Vai trò của báo chi trong việc sử dụng, quản lí, tiếp nhận, và sử dụng thông tin từ mạng XH (tham khảo bộ quy tắc của AP)
- Báo chí cần phải tạo ra sự khác biệt trong thời đại mạng XH, thời đại “ai cũng làm báo được”
- Niềm tin của công chúng với mạng XH và với báo chí
- Báo chí và vai trò xã hội của nó trong việc đăng tải thông tin
- Những kĩ năng, năng lực mới mà nhà báo cần có trong thời đại mạng XH
- Phân tích cơ chế tin đồn
- Mạng XH đang làm thay đổi cuộc sống của chúng ta, đặc biệt là những người trẻ
- Tòa soạn hội tụ và mối liên kết giữa các bộ phận của một tờ báo (báo in – báo mạng – báo mobile – tivi online – trang fanpage FB)
- Phóng viên “ba trong một” – yêu cầu chuyên môn ngày càng cao đối với nhà báo.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn