Chuẩn đầu ra chương trình Đào tạo Báo chí (mới)

Thứ ba - 03/12/2013 21:06

Về kiến thức

Sinh viên hiểu và vận dụng được kiến thức và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, có nhân sinh quan, thế giới quan duy vật biện chứng, có giác ngộ chính trị và lập trường giai cấp vững vàng. Sinh viên hiểu và thể hiện được nhận thức của mình về nền tảng khoa học xã hội và nhân văn,  đặc biệt là các lĩnh vực chính trị học, tâm lý học, xã hội học, lịch sử và kinh tế. - Hiểu về vai trò của các lĩnh vực KHXH và NV trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong thời đại kỹ thuật số, hội nhập và toàn cầu hóa. Sinh viên hiểu và có khả năng vận dụng các học thuyết và nguyên tắc của nghệ thuật giao tiếp, truyền thông liên cá nhân và truyền thông qua phương tiện đại chúng để truyền thông một cách hiệu quả bằng thưc viết, lời nói và các dạng thức khác. - Hiểu được những vấn đề cơ bản, cốt lõi của Luật pháp và Đạo đức báo chí truyền thông trong hoạt động tác nghiệp. - Hiểu và phân tích được vai trò, thế mạnh của các kênh truyền thông đại chúng trong xã hội. Hiểu được các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau và công việc trong ngành công nghiệp truyền thông. - Hiểu được mô hình hoạt động của các cơ quan báo chí truyền thông và vai trò, nhiệm vụ của các cá nhân trong tổ chức hoạt động đó. - Thể hiện sự hiểu biết về các khái niệm và học thuyết cơ bản về truyền thông đại chúng (vai trò của báo chí truyền thông trong đời sống xã hội, chức năng cơ bản của truyền thông, các nguyên tắc về đạo đức báo chí…) để có thể trở thành nhà truyền thông và nhà báo chuyên nghiệp. - Thể hiện được nhận thức, sự hiểu biết và khả năng thực hiện quyền và trách nhiệm của người làm báo trong xã hội. Hiểu và nhận thức được trách nhiệm xã hội, luật pháp, đạo đức của nhà báo – nhà hoạt động chính trị xã hội. - Hiểu được yêu cầu về tính chính xác, công bằng và trung thực của hoạt động truyền thông và ứng dụng các yêu cầu này trong quá trình tác nghiệp báo chí. Có năng lực nhận thức và vận dụng được sự khác biệt giữa thực tế và quan điểm đánh giá. - Hiểu vai trò và mối quan hệ giữa các cá nhân trong quy trình sản xuất sản phẩm truyền thông. - Thể hiện được khả năng tư duy phản biện, sáng tạo và độc lập, khi đánh giá, thẩm định tin tức; khả năng tổ chức và thể hiện thông tin dưới dạng các bài báo thuộc các loại hình báo chí khác nhau (báo in, phát thanh, truyền hình, quan hệ công chúng…). - Nắm vững kiến thức cơ bản về các thành tố và nguyên tắc trong việc thiết kế trình bày báo in, trang website, hay xây dựng chỉnh thể chương trình PT-TH. Hiểu rõ mô hình tổ chức và quy trình hoạt động của tòa soạn báo chí hoặc cơ quan truyền thông. Có khả năng áp dụng thành thạo các kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn nghề nghiệp dưới sự dẫn dắt của các nhà báo, chuyên gia truyền thông. Bước đầu có khả năng thích ứng với môi trường làm việc nhiều áp lực của tòa soạn báo chí. ÁP dụng linh hoạt các kỹ năng giao tiếp cơ bản với nguồn tin, đồng nghiệp, ban biên tập. Bước đầu có khả năng phối hợp làm việc với nhóm/ ekip sản xuất chương trình/ tác phẩm báo chí.

Về kỹ năng

Kỹ năng sử dụng thiết bị truyền thông Có kỹ năng cơ bản trong sử dụng các phương tiện kỹ thuật và công nghệ mới trong hoạt động truyền thông đại chúng, thể hiện khả năng thích nghi trong môi trường hoạt động nghề nghiệp đa phương tiện và kỹ thuật số; - Có kỹ năng sử dụng thành thạo máy quay phim, máy ảnh, máy ghi âm..., sử dụng các phần mềm xử lý thông tin ở cấp độ cơ bản. Kỹ năng thu thập và thẩm định thông tin - Có khả năng thu thập, thẩm định, phân tích thông tin bằng các cách thức như phỏng vấn, quan sát, thu thập tài liệu gốc hoặc tài liệu thứ cấp một cách thành thạo. Có năng lực cơ bản trong điều tra tìm kiếm thông tin độc lập, tổ chức các cuộc phỏng vấn độc lập để thu thập, phân tích, tổ chức, tổng hợp thông tin (chữ viết, hình ảnh, số liệu) phục vụ cho một chủ đề nào đó. Kỹ năng xử lý và tổ chức thông tin - Có kỹ năng thành thạo trong xử lý và tổ chức thông tin theo hình thức của các thể loại báo chí, phục vụ viết đăng tải, phát sóng trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử). Kỹ năng biên tập tác phẩm truyền thông - Có kỹ năng biên tập thành thạo đối với tác phẩm của mình và của người khác theo từng loại hình báo chí và thể loại tác phẩm khác nhau. Kỹ năng thiết kế và Sản xuất ấn phẩm báo chí và sản xuất chương trình phát thanh truyền hình - Có kỹ năng cơ bản trong việc thiết kế trình bày ấn phảm truyền thông, hoặc xây dựng chương trình phát thanh truyền hình; - Có khả năng tác nghiệp linh hoạt trong các loại hình báo chí, và tác nghiệp các thể loại báo chí; - Bước đầu biết cách đánh giá kết quả hoạt động nghề nghiệp bằng các phương pháp định tính và định lượng. Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề - Có khả năng phát hiện, nhận thức, phản biện, bày tỏ chính kiến về vấn đề đang diễn ra và đề xuất, tiến hành triển khai các hoạt động giải quyết vấn đề liên quan đến chuyên môn; - Bước đầu biết liên kết nhiều nguồn lực khác nhau trong xu hướng liên ngành để thúc đẩy việc giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức - Tìm kiếm, sưu tập tài liệu, phân tích nội dung văn bản... một cách thành thạo; - Bước đầu thực hiện các phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng; - Bước đầu ứng dụng nghiên cứu trong thực tiễn. Khả năng tư duy hệ thống - Hệ thống hóa các lý thuyết cơ bản liên quan đến chuyên ngành, tư duy chỉnh thể/ logic, tư duy phân tích đa chiều; - Kết hợp các kiến thức liên ngành để phát hiện vấn đề, mối tương quan giữa các vấn đề và tìm ra xu hướng phát triển của lĩnh vực nghiên cứu; - Xác định vấn đề ưu tiên và tìm ra cách giải quyết. Bối cảnh xã hội và ngoại cảnh: Đánh giá bối cảnh xã hội và ngoại cảnh liên quan đến chuyên ngành, xác định được vai trò của các cử nhân báo chí Lập kế hoạch và tìm phương án thích ứng với những biến đối và đòi hỏi của công việc, tận dụng được kiến thức, kỹ năng của cá nhân để phát triển. Tận dụng được tiến bộ trong sự phát triển của nghề nghiệp trên thế giới. Bối cảnh tổ chức: -Nhận thức về bối cảnh của tổ chức và thích ứng với yêu cầu công việc trong các mô hình tổ chức khác nhau (tòa soạn báo, công ty truyền thông, bộ phận truyền thông của cơ quan chính phủ, phi chính phủ, doanh nghiệp, trường học,...) Kết nối bằng truyền thông trong nội bộ tổ chức, góp phần hình thành văn hóa tổ chức, làm việc thành công trong tổ chức. Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn: Người học có kỹ năng vận dụng linh hoạt và phù hợp các khối kiến thức đa dạng và kỹ năng được trang bị trong quá trình học tập và thực tập nghề nghiệp, khả năng làm chủ kiến thức và kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật của nghề báo. - Tổng kết các bài học về nghề nghiệp cho bản thân rút ra trong thực tiễn trên cơ sở đối chiếu với kiến thức đã được trang bị. Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp - Có khả năng nghiên cứu và đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động báo chí truyền thông; - Cập nhật và dự đoán xu thế phát triển ngành nghề và khả năng làm chủ thiết bị công nghệ trong kỷ nguyên kỹ thuật số. - Khả năng chuẩn bị để tiếp tục tự đào tạo, hoặc tham gia các khóa đào tạo nâng cao sau đại học, hoặc các khóa đào tạo ngành gần trong lĩnh vực báo chí truyền thông. Kỹ năng mềm Kỹ năng cá nhân - Thích ứng nhanh với sự thay đổi môi trường sống và làm việc. Có kỹ năng hội nhập và học tập suốt đời; - Sắp xếp kế hoạch công việc khoa học và hợp lý. Kỹ năng làm việc dưới áp lực thời gian và hạn chót của công việc; -  Phân tích được phẩm chất của đồng nghiệp để trao đổi, học hỏi. Kỹ năng làm việc nhóm - Chủ động, tích cực trong khi làm việc cùng ekip để sản xuất sản phẩm truyền thông; - Hiểu được quy trình và các công đoạn sáng tạo tác phẩm truyền thông để phối hợp với các bộ phận chuyên trách các mảng công việc khác nhau. - Biết tổ chức, phân công công việc trong nhóm/ đơn vị Có khả năng tham gia đánh giá hoạt động của cá nhân và tập thể Bước đầu biêt cách liên kết được với các đối tác chủ yếu. Kỹ năng giao tiếp - Sắp xếp được ý tưởng, nội dung giao tiếp; - Giao tiếp được bằng văn bản, qua thư điện tử/các phương tiện truyền thông; - Có kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp với các cá nhân và tổ chức để phục vụ tác nghiệp báo chí truyền thông. Kỹ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ - Sử dụng ngoại ngữ: đạt chuẩn ĐHQG Hà Nội  học và côg nghệ  Kỹ năng tin học và công nghệ - Sử dụng thành thạo các phần mềm thông dụng (WORD, EXCEL, POWER POINT, SPSS…) và các phần mềm chuyên dụng như Photoshop, Audobe Audition, Audobe Premiers, Cool Edit,...

Phẩm chất đạo đức

Đạo đức cá nhân - Sẵn sàng đương đầu với khó khăn. - Kiên trì, chăm chỉ, nhiệt tình, say mê sáng tạo. - Cảm thông, chia sẻ với đồng nghiệp - Chính trực, tự tin, linh hoạt, phản biện, sáng tạo Đạo đức nghề nghiệp - Công bằng, trung thực và trách nhiệm. - Tác phong làm việc chuyên nghiệp, chủ động, độc lập - Có Văn hóa ứng xử của phóng viên báo chí/ người hoạt động trong lĩnh vực truyền thông Đạo đức xã hội - Tuân thủ pháp luật và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. - Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc - Đấu tranh cho công bằng, dân chủ, văn minh của xã hội - Giữ gìn và quảng bá hình ảnh của người phóng viên/ người hoạt động trong lĩnh vực truyền thông

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây